
WMV | 542 MB
Cop Rang Chuong Thien.wmv.001 (90.5 MB)
http://www.multiupload.com/I5YMRE7E8E
Cop Rang Chuong Thien.wmv.002 (90.5 MB)
http://www.multiupload.com/FUXOSEC9CL
Cop Rang Chuong Thien.wmv.003 (90.5 MB)
http://www.multiupload.com/WV88P0DXSU
Cop Rang Chuong Thien.wmv.004 (90.5 MB)
http://www.multiupload.com/ESMH87X9VN
Cop Rang Chuong Thien.wmv.005 (90.5 MB)
http://www.multiupload.com/HAZ5A0NXAV
Cop Rang Chuong Thien.wmv.006 (90.5 MB)
http://www.multiupload.com/GNNO05XNSV

“Cọp Rằn Chương Thiện” tên một vỡ kịch, được ban kịch Trần Hùng dàn dựng ờ hãi ngoại nói về cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh Trưởng ChươngThiện đã bị tử hình sau khi đã chiến đấu đến giây phút cuối cùng, khi miền nam thất thủ 1975. Ông xuất thân từ lính cọp “Biệt Động Quân”, cũng có thể ông tuổi Dần sinh năm 1938. Lịch sử đã sang trang, nhưng thời gian vẫn chưa xoá mờ được sự tôn kính và thương nhớ vị anh hùng đã nằm xuống, cho bao oan khiên và tức tưởi của dân tộc. Trong khuôn khổ đặc san xuân Canh Dần, thay vì bàn chữ “canh cô mồ quả” của tuổi Canh Dần lận đận lao đao của bạn bè cùng trang lứa, xin dành một sự trân trọng nhưng không thần thanh hoá một nhân vật, chỉ mong ghi lạì tinh cảm riêng tư nhớ về người anh, người lính trung hậu, nghĩa tình. Hồ Ngọc Cẩn “Cọp Rằn Chương Thiện”.
Vùng đất mang tên anh
Chương Thiện nổi tiếng một thời “ Tam Kiến Nhứt Chương”. Bao gồm 4 Tỉnh thuộc miền T ây Nam Phần, gồm Kiến Hòa, Kiến Phong, Kiến Tường và Chương Thiện. Đặc biệt là với người lính khi ra trường, muốn về miền Tây gạo thơm cá ngọt, đều phải “ lạnh giò” khi nghe nói đến “ Tam Kiến Nhứt Chương”. Chương Thiện là một địa thế hiễm nghèo, sông rạch chằng chịt quằn quèo và lung lác đầm lầy. Nằm giữa Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Rạch Giá. Nơi chuyển quân của VC đánh phá vùng Hậu giang và cũng là nơi dừng quân của bộ đội Miền Bắc, xâm nhập vào miền Nam qua ngã Kampuchia. Khu Trù mật Vị Thanh, Hỏa Lựu được cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm thành lập, trên Tỉnh Chương Thiện vào cuối thập niên 50, hầu tạo sự trù phú cho người dân quê nghèo ở đây. Nhưng vì là vị trí chiến lươc, VC đánh phá ngày đêm, cuộc sống ngườì dân ở đây càng khốn khó, trong thành phố lính nhiều hơn dân. Ai đã qua Chương Thiện một lần, mới biết thương người dân, người lính, như ngườì viết đã không nở bỏ người lính của mình. Chiến tranh và mất mát,không biết bao nhiêu người đã nằm xuống tại Chương Thiện, trong đó có những người con của Biên Hòa thân yêu ( Cố chuẩn uý Thanh khóa 8/72 quê Tân Hạnh, sau về Hóa An).
Cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, là vị Tỉnh Trưởng lâu đời nhứt của Chương Thiện, vớì một trách nhiệm đầy khó khăn. Vì bao gồm 5 Quận, Quận Đức Long nằm ngay Tỉnh lỵ, Quận Long Mỹ nằm trên con đường độc đạo nối liền từ ngã 3 Cái Tắc, mỗi buổi sáng Quân Đội đều phải mở đường, xe cộ mới di chuyển đươc về Cần Thơ; còn 3 Quận Kiên Hưng , Kiên Long và Kiến Thiện, các viên chức muốn di chuyển phải chờ có phương tiện Không Quân, con đường nối liền từ Hỏa Lựu,vể Gìồng Riềng Rạch Giá cũng không xử dụng được.Về mặt Hành quân lãnh thổ, ngoài các đơn vị địa phương luôn cần sự trợ lực của BĐQ, SĐ 21 và SĐ 9 Bộ Binh. Sau mùa hè đỏ lửa 72, các đơn vị BĐQ đươc điều động ra Miền Trung, chỉ còn lại Trung Đoàn 31 của Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Một mặt lo toàn vẹn lãnh thổ, trong điều kiện đồn bót thu hẹp, đạn dược khó khăn, phài lo an dân học sinh có điều kiện đến trường, dân chúng có điều kiện canh tác, tiểu thương có nơi buôn bán. Nổi lo của dân hiền lành cũng là nổi lo của ông quan đầu Tỉnh có tấm long với dân với nước trên” vùng đất mang tên anh”.
Năm Dần Kỹ niệm
Với cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn,tôi là ngườì Biên Hòa, không phảì là đồng hương, không phải là khóa đàn em của Trường Thiếu Sinh Quân hay Quốc Gia Nghĩa Tữ, cũng không phải là quan, lính thuộc quyền. Nhưng tôi có duyên với 2 lần gặp gỡ, bằng tình cảm thâm trầm, của một ngườì anh dành cho một đưá em, chắc hẵn suốt đời không bao giờ quên được.
“ Hạnh đây phải không? Cố gắng nha em”
Đây là lời nói của lần gặp gỡ lần 2 cũng là sau cùng của Đại Tá Hồ Ngọc Cẫn. Cũng vào năm Dần cuối năm 1974, tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương SĐ21 BB Chương Thiện. Tôi và một số chiến hữu khác được Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam Tư Lệnh Quân khu IV, gắn anh dũng bội tinh cấp Quân Đoàn tại mặt trận. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn tách rời hàng Sĩ Quan cao cấp, đến bên tôi bằng cái vỗ vai thân mật, như một người anh dành cho một đứa em, ông có trí nhớ rất tốt, vì vẫn còn nhớ tên tôi một Sĩ Quan cấp thấp, không dưới quyền và chỉ gặp một lần. Riêng Thiếu Tướng Nguyễn khoa Nam, tôi đã từng nghe tiếng là một cấp chỉ huy nghiêm minh và đạo đức, khi ông là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 BB tại Đinh Tường. Năm Dần kỹ niệm với sự gặp gỡ 2 vị Sĩ Quan cao cấp và xứng đáng của QLVNCH, vì cả hai ông đều chọn cho mình mỗi cái chết, như lời Tuyên Thệ trong Lễ ra Trường “Tổ Quốc,Danh Dự vàTrách Nhiệm.” Năm Dần kỹ niệm, trong buổi lễ gắn huy chương, không quân-cách, không vòng hoa của các em nữ sinh, không tiệc ăn mừng, nhưng lòng vẩn vui vì đón nhận huy chương từ cấp chỉ huy cao cấp tại mặt trân, đến tôi một người lính quần nhuộm phèn, áo không tên với mùi thuốc súng
Những ngày tháng sau cùng, vì áp lực nặng nề của địch quân, đơn vị tôi trãi dài tuyến đường xi măng Hà Tiên Rạch Giá, sau rút về Trà ôn Vĩnh Long bão vệ vòng đai Cần Thơ, rồi buông xuôi theo vận nước. Nhớ lại năm Dần kỹ niệm, vẫn khắc ghì hình ảnh 2 vị chỉ huy khã kính kiên cường trong chiến bại.
Người Lính
Tiểu Đoàn 2/31 Sư Đoàn 21 BB là đơn vị của tôi, từ lúc ra trường đến ngày mất nước, chắc nhờ ơn đất nước Đồng Nai hay mang tuổi Canh Dần, nên tôi là một Sĩ Quan trẻ lại sống thọ nhất đơn vị. Dù đã có 2 chiến thương bội tinh và bước chân hành quân qua các vùng Sông Hậu, đứng bên giòng sông Trẹm rừng U Minh Cà Mau, nhớ đến tiểu thuyết của Dương Hà:
“Giòng sông Trẹm muôn đời vẫn đục
Rừng U Minh muôn thuở còn xanh”
Hay cất tiếng ca hành quân với gót chân rướm máu, bước mòn trên kinh xáng Thị Đội, nối dài thẳng tấp từ Cờ Đỏ Cần Thơ về Kiên Bình Rạch Giá.
Nói đến người lính, không làm sao quên đươc chân tình của cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, đối vớì lính cũng như các đàn em xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân, ông luôn hướng dẫn và giúp đở các khoá đàn em, trở thành những cấp chỉ huy tài ba và gương mẫu. Cũng không bỏ thân xác đàn em nằm lại chiến trường; cố Thiếu Tá Nguyễn vũ Địch ( Thiếu Sinh Quân) là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1/31 SĐ 21 BB, trong cuộc hành quân chạm địch nặng tại Chương Thiện ông đã tữ thương nhưng thì thể không đươc mang ra khỏi trận chiến, dù không thuộc phạm vi trách nhiệm, nhưng khi được tin tức không tốt của đàn em, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã dùng trực thăng trong chuyến bay đêm mong tìm thân xác của đàn em. Cuối cùng ông cũng cố gắng vận động người dân địa phương, mang về thi thể của Thiếu Tá Địch từ vùng tạm chiếm. Còn Chuẩn uý Trần vĩnh Khiêm cũng xuất thân từ Thiếu Sinh Quân, cùng đơn vị Tiểu Đoàn 2/31 với tôi, giờ ở phương nào có còn nhớ đến người lính “ anh cã Hồ Ngọc Cẩn”.
Lần đầu vẫn nhớ
Dưởng thương được 2 tuần lể, tôi rời Biên Hòa xuống Sài Gòn rồi trở lại trình diện đơn vị tại Chương Thiện. Vì la cà với những người bạn học củ Đại Học Minh Đức Sài Gòn, hơn nữa đời lính sống nay chết mai, mê chơi nên trể phép. Nhờ sự trể phép tôi mới có cái duyên gặp được Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn.
Nhờ có sự quen biết với Cãi Lương, được đi trên chuyến xe nhà tốc hành, của đoàn Kim Chung khởi hành vào buổi chiều, trên đường đi đến Chương Thiện. Chúng tôi gồm 4 người Bác Hưởng ngườì Bắc lớn tuổi, một thân hữu người Bắc của Tiểu khu BH, soạn giã Ngọc Điệp và tôi. Chúng tôi đến Chương Thiện vào 9 giờ đêm, trong lúc đoàn Kim Chung đang trình diễn tại nhà lồng chợ.Xe chúng tôi đến và chạy thẳng vào dinh Tỉnh Trưởng, một vị Sĩ quan cấp Tá của Tiểu khu ra tiếp đón, trong khi tôi mặc đồ lính mang lon chuẩn uý của SĐ21 BB. Được biết Bác Hưởng trong Ban quản trị Công ty Kim Chung, còn soạn giả Ngọc Điệp đi theo tập tuồng, cho đoàn Kim Chung đang hát ở đây.Lúc đầu tôi cứ nghỉ Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn là người Bắc, chắc hẵn quan liêu và khó khăn, nhưng khi được mời ra ăn cơm tối với ông bà Tỉnh Trưởng, nghe được tiếng người miền Nam của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, không biết có sự liên hệ ân tình nào, Đại Tá Cẩn luôn gọi Bác Hưởng, người Bắc có một chân khập khểnh một Đại Ca hai Đại ca. Giọng nói của Đại Tá Cẩn nhẹ nhàng và tình cảm, bà Đại Tá có khuôn mặt nhân hậu nhưng kín đáo. Trong buổi ăn tối gồm ông bà Đại Tá Cẩn, 4 người chúng tôi, Nữ Nghệ sĩ Mỹ Châu và người chị tên Hồng Châu. Suốt buổi ăn, Đại Tá Cẩn luôn tìm cách hỏi chuyện từng người một, ông khen Tiểu đoàn của tôi đánh giặc giỏi, nhắc đến tên các vị Tiểu Đoàn Trưởng tài ba, như Đại uý Lành, Đại uý Lừng, Đại uý Robert, đồng thời cũng nhắc đên Tướng Lê văn Hưng từng là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Sấu Thần 2/31.Riêng về nữ Nghệ sĩ Mỹ Châu, Đại Tá Cẩn hỏi về cảm nghỉ đường xá, haì chị em Mỹ Châu lái xuống Chương Thiện, cũng như vai chính trong vỡ tuồng cô trình diễn. Sau 1975 nữ Nghệ sĩ Mỹ Châu có nhiều vỡ diễn, đối diện với những vai Sĩ Quan Ngụy xem là “ Cực kỳ hung ác” chắc chắn cô sẽ không tìm thấy qua hình ảnh “ Cọp Rằn Chưong Thiện” Hồ Ngọc Cẩn. Buổi ăn vẫn kéo dai hơn nữa đêm, vì biết thân mình cấp thấp, lại vừa uống xong 1 chai Courvoirsier, tôi xin phép vào phòng nghỉ sớm.
Một hình ảnh trung hậu và nhân ái của cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tôi vẫn nhớ và thường kể cho những người bạn tôi nghe. Đêm đó chúng tôi ngũ trên lầu trong dinh Tỉnh Trưởng Chưong Thiện, sang ra đã thấy Đại Tá Cẩn với quân phục chỉnh tề, từ dưới cầu thang bước lên đich thân mang thau nước nóng và khăn mời Bác Hưởng người Bắc rửa mặt,( vì lúc bấy giờ không có vòi nước nóng) dù rằng có bà Đại Tá và nhiều người giúp việc. Hình ảnh đó có thể nói lên con người của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, dù đầy quyền uy nhưng vần giữ tình nghĩa thuở cơ hàn, bằng chân tình chân thật của mình.
Còn riêng tôi nặng nợ hơn, chỉ gặp nhau lần đầu Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã dành cho tôi một tình cảm đặc biệt. Khi tôi xuống từ biệt xách balô ra đơn vị, Đại Tá Cẩn mĩm cười và đã chuẩn bị riêng cho tôi một phong thư, hơn 35 năm trôi qua tôi vẫn còn nhớ nằm lòng lời viết của ông. Ngoài bìa thư ông gửi cho Tiểu Đoàn Trưởng của tôi:
Kính gữi : Đại uý Trần Ngọc Điêp
Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2/31
Bên trong thư bỏ ngỏ như sau:
Kính gửi Anh Điệp.
Tôi có thằng em là Chuẩn uý Nguyễn Hữu Hạnh đang phục vụ dưới quyền anh.
Kính mong được anh giúp đở và xem nó như một đứa em.
Hẹn gặp. Anh em mình sẽ nói chuyện nhiều hơn.
Ký tên
Hồ Ngọc Cẩn
Ba mươi năm nhìn lại, cũng là 35 năm ngày giổ của anh, công và tội sẽ được lịch sữ ngàn năm phán xét, là người có niềm tin vững mạnh, luôn tin tưởng vào quyển năng của Thượng Đế, nơi cỏi vĩnh hằng chắc anh đã tha thứ cho họ những người đã cướp đi mạng sống của anh. Anh ra đi trong tiếng thét gầm của họ, ngoài xa pháp trường cũng còn dân lành nhỏ lệ tiếc thương anh. Nếu anh linh của anh còn luyến tìếc về những ưóc mơ chưa thành đạt cho dân cho nước, cho vùng đất Chương Thiện mang tên anh. Hãy dùng tâm hồn nhân ái soi sáng và dẫn dắt họ tìm con đường ích nước lợi dân. Thương nước thương dân luôn là tấm lòng nhân ái của “ Cọp Rằn Chương Thiện”.
Nguyễn Hữu Hạnh
(Đặc san Biên Hòa California 2010)
------------------------------------------------------------------------

Tên tuổi của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã bắt đầu lừng lẫy từ khi ông còn là một sĩ quan cấp
Úy phục vụ trong binh chủng Mũ Nâu Biệt Động Quân ở Miền Tây. Các cấp chỉ huy Biệt
Động Quân trong thời điểm đầu những năm 1960 đã để ý nhiều đến tân Chuẩn Úy Hồ
Ngọc Cẩn, Trung Đội Trưởng BĐQ, về những hành động quả cảm đến phi thường trong
những cuộc giao tranh. Người Trung Đội Trưởng trẻ mới có 22 tuổi đời đã đứng xõng lưng
dẫn quân Mũ Nâu xung phong lên đánh những trận long trời trên chiến trường đồng bằng
sông Cửu Long. Những chiếc lon mới nở nhanh theo cùng với những chiến thắng. Chỉ
trong vòng bốn năm, Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn đã được vinh thăng lên đến cấp bậc Đại Úy
và được điều về làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 33 của Sư Đoàn
21 Bộ Binh "Tia Sét Miền Tây". Lúc đó trên lãnh thổ Vùng 4 Chiến Thuật đã nổi lên những
khuôn mặt chiến binh dũng mãnh mà đã đƯợc ca tụng là những con mãnh hổ miền Tây,
Đại Úy Hồ Ngọc Cẩn có vinh dự nằm trong số năm vị này. Những vị còn lại gồm những
tên tuổi như sau:
- Thiếu Tá Nguyễn Văn Huy, Tiểu Đoàn 44 Biệt Động Quân
- Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân.
- Thiếu Tá Lê Văn Dần, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 44 Biệt Động Quân.
- Thiếu Tá Lê Văn Hưng, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 31, SĐ21BB.
- Thiếu Tá Vương Văn Trổ, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 33, SĐ21BB.
Thật ra bản danh sách này chỉ có tính cách ước lệ và tượng trưng, đâu phải một Miền Tây
rộng bát ngát mà chỉ có vỏn vẹn có năm người hùng. Mỗi người lính của Quân Lực Việt
Nam Cộng Hòa xứng đáng được vinh danh là những anh hùng, vì những đóng góp máu
xương quá lớn cho tổ quốc.
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn sinh ngày 24.3.1938 tại xã Vĩnh Thạnh Vân, Rạch Giá. Thân phụ của
ông là một hạ sĩ quan phục vụ trong Quân Đội Quốc Gia Việt Nam (danh xưng của quân
đội trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa, dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm). Đại
Tá Cẩn không may sinh ra và lớn lên trong thời buổi chiến tranh, nên khi lên bảy tuổi ông
sắp sửa cắp sách đến trường, thì chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, việc học của ông bị gián
đoạn. Mãi hai năm sau, tức vào năm 1947 ông mới được đi học lại, sau khi tình hình ở các
thành phố trở lại yên tĩnh, quân Việt Minh rút về các chiến khu, quân Pháp chiếm đóng các
thành phố. Cậu bé Cẩn học muộn đến những hai năm, khi ông học tiểu học được bốn
năm thì thân sinh của cậu quyết định xin cho cậu nhập học Trường Thiếu Sinh Quân Gia
Định. Có lẽ vị thân sinh của người đã nhìn thấy được những dấu hiệu, những nảy nở của
tinh thần và ý hướng, mà sau này sẽ hướng người vào con đường binh nghiệp, sẽ làm
nên những công nghiệp lớn có ích lợi cho đất nước
Cuộc đời đèn sách trễ nải của chàng thiếu niên Hồ Ngọc Cẩn, lúc này đã 17 tuổi, đã
ngáng bước đi lên về mặt văn hóa. Theo học quy của Trường Thiếu Sinh Quân, một học
sinh ở độ tuổi 17 chưa học xong Đệ Ngũ, sẽ được gửi đi học chuyên môn. Vì vậy chàng
thiếu niên Hồ Ngọc Cẩn được trường gửi lên Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức học khóa
chuyên môn CC1 Vũ Khí. Trong lớp văn hóa hồi ở Trường TSQ, ông chỉ ở mức trung bình,
nhưng sau ba tháng học ở Thủ Đức, chàng trai trẻ lại đậu hạng ưu. Ông được cho học
thêm khóa chuyên môn vũ khí bậc nhì CC2. Sau khóa học này ông quyết định đăng vào
phục vụ trong Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, với cấp bậc Binh Nhì. Theo quy chế dành cho
các Thiếu Sinh Quân, thì ba tháng sau, Binh Nhì Hồ Ngọc Cẩn sẽ được thăng lên Hạ Sĩ,
ba tháng kế tiếp được lên Hạ Sĩ Nhất và ba tháng sau nữa được thăng Trung Sĩ. Trong
vòng chín tháng kế tiếp, với khả năng ưu hạng về môn vũ khí, Trung Sĩ Hồ Ngọc Cẩn
được chọn làm huấn luyện viên vũ khí cho trường.
Cuộc đời làm huấn luyện của ông những tưởng êm đềm trôi và tài năng quân sự của
người sẽ bị mai một trong một ngôi trường khiêm tốn. Nhưng định mệnh đã dành cho
người anh hùng một vị trí xứng đáng trong quân đội và những cơ hội thi thố tài năng, mà
sau này được mọi người truyền tụng lại như là những huyền thoại, để phục vụ và bảo vệ
tổ quốc. Tình hình quân sự ngày càng nghiêm trọng cho một quốc gia non trẻ và một quân
đội còn tập tễnh kinh nghiệm chiến đấu, sĩ quan chỉ huy thiếu hụt. Bộ Quốc Phòng quyết
định mở các khóa Sĩ Quan Đặc Biệt bắt đầu từ năm 1962 để cung cấp thêm sĩ quan có
khả năng cho chiến trường và nâng đỡ những Hạ Sĩ Quan có ước vọng thăng tiến. Một
may mắn lớn cho Trung Sĩ Hồ Ngọc Cẩn, mà cũng là may mắn cho Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa, Đại Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa,
một cựu Thiếu Sinh Quân, đã nâng đỡ cho các đàn em TSQ. Những Thiếu Sinh Quân
không hội đủ năm năm quân vụ và có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp vẫn được cho đi học
Khóa Sĩ Quan Đặc Biệt. Hơn nữa, dường như Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Đại Tướng
Lê Văn Tỵ có mật lệnh, các tân Chuẩn Úy xuất thân từ Thiếu Sinh Quân đều được đưa về
các binh chủng thiện chiến hay đặc biệt như Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Thiết Giáp,
Biệt Động Quân, Quân Báo, An Ninh Quân Đội, Lực Lượng Đặc Biệt. Tổng Thống Diệm và
Đại Tướng Tỵ cũng không quên gửi những Thiếu Sinh Quân tốt nghiệp Tú Tài vào học các
Trường Cao Đẳng Sư Phạm và Y Khoa để có nhân tài phục vụ xã hội và huấn luyện lại
cho những thế hệ tuổi trẻ kế tiếp. Đặc biệt nhiều Thiếu Sinh Quân cũng được cho vào học
Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt để làm nền tảng cho cái xương sống chỉ huy chuyên
nghiệp trong hệ thống quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Trung Sĩ Hồ Ngọc Cẩn được cho theo học Khóa 2 Sĩ Quan Hiện Dịch tại Trường Hạ Sĩ
Quan QLVNCH, Đồng Đế, Nha Trang. Các tân Chuẩn Úy Đặc Biệt, trong đó có Chuẩn Úy
Hồ Ngọc Cẩn tung cánh đại bàng bay đi khắp bốn phương và sau này đã trở thành những
sĩ quan tài giỏi nhất của quân lực, lưu danh quân sử. Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn được
thuyên chuyển về Biệt Động Quân Vùng 4 Chiến Thuật Miền Tây, sau một khóa học Rừng
Núi Sình Lầy của binh chủng Mũ Nâu. Lúc đó các đại đội BĐQ biệt lập theo lệnh của TT
Diệm, đã được cải tổ và sát nhập thành các tiểu đoàn. Khu 42 Chiến Thuật gồm lãnh thổ
các tỉnh Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu và An Xuyên, có hai tiểu đoàn
BĐQ, mà lại là hai tiểu đoàn lừng lẫy nhất của binh chủng. Đó là Tiểu Đoàn 42 Biệt Động
Quân "Cọp Ba Đầu Rằn", và Tiểu Đoàn 44 Biệt Động Quân "Cọp Xám". Chuẩn Úy Hồ
Ngọc Cẩn nhận sự vụ lệnh trình diện Tiểu Đoàn 42 BĐQ và làm Trung Đội Trưởng. Khả
năng quân sự thiên bẩm, tài chỉ huy và sự chiến đấu hết sức gan dạ của Chuẩn Úy Cẩn,
mà đã đem nhiều chiến thắng vang dội về cho TĐ42BĐQ, được thăng cấp đặc cách nhiều
lần tại mặt trận, đã nhanh chóng xác nhận Trung Úy tân thăng
Hồ Ngọc Cẩn có khả năng chỉ huy tiểu đoàn. Trung Úy Cẩn được bổ nhiệm làm Tiểu
Đoàn Phó Tiểu Đoàn 42BĐQ, đặt dưới quyền chỉ huy của một chiến binh lừng lẫy và
nhiều huyền thoại không kém gì Trung Úy Hồ Ngọc Cẩn. Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt, xuất
thân từ Sư Đoàn 21 Bộ Binh, với tác phong chiến đấu dũng cảm làm quân giặc kiêng sợ
và thuộc cấp kính phục. Cung cách đánh giặc như vũ bão của Trung Úy Cẩn còn được
nhân lên thập bội, khi lời yêu cầu của ông lên cấp chỉ huy xin cho các chiến binh gốc
Thiếu Sinh Quân được về chiến đấu chung với ông. Lời yêu cầu này được thỏa mãn một
phần, nhưng cũng đủ để cho Trung Úy Cẩn có thêm được sức mạnh cần thiết. Có lần ông
tâm sự với một người bạn lý do này: "Một là để dễ sai. Tất cả bọn cựu Thiếu Sinh Quân
này đều ra trường sau tôi. Chúng là đàn em, dù tôi không phải là cấp trên của chúng, mà
chúng nó lộn xộn, tôi vẫn hèo vào đít chúng nó được. Nay tôi muốn chúng nó về với tôi, để
tôi có thể dạy dỗ chúng nó những gì mà quân trường không dạy. Hai là truyền thống của
tôi khi ra trận là chết thì chết chứ không lùi. Vì vậy cần phải có một số người giống mình,
thì đánh nhau mới đã. Bọn cựu Thiếu Sinh Quân đều như tôi".
Một câu chuyện dũng cảm và cảm động khác kể về Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung Đoàn
Trưởng Trung Đoàn 15 Bộ Binh tại mặt trận An Lộc năm 1972. Trong khi quân của Trung
Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh bị pháo địch nã hàng ngàn quả ghìm đầu xuống trong
những hố cá nhân bên đường Quốc Lộ 13 gần thị xã An Lộc, thì binh sĩ trung đoàn ngạc
nhiên lẫn cảm kích khi thấy vị Trung Đoàn Trưởng của họ dẫn vài người lính cũng quả
cảm như vị chỉ huy điềm tĩnh đi thẳng lưng dưới cơn hỏa pháo cường kích như bão lửa
của Sư Đoàn 7 Bắc Việt từ công sự này sang hố chiến đấu kia thăm hỏi chiến sĩ, an ủi các
chiến thương và khích lệ tinh thần binh sĩ. Chiến binh Hồ Ngọc Cẩn coi thường cái chết,
mà dường như cái chết cũng sợ hãi và tránh xa con người kiệt xuất ấy. Định mệnh sẽ
dành cho người một cái chết cao cả nhất, ít nhất cũng chưa phải là trong mùa hè đỏ lửa
của năm 1972. Dường như giữa Trung Tá Cẩn và cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí có rất nhiều
chất hào hùng quả cảm giống như nhau. Đại Tướng Đỗ Cao Trí thường nói với các phóng
viên ngoại quốc đi trong cánh quân của người, khi họ tỏ lòng khâm phục người chiến binh
Nhảy Dù ấy đã đứng giơ cao khẩu súng Browning thúc giục binh sĩ tiến lên, giữa những
làn đạn đan chéo như vải trấu của địch quân: "Nếu đạn không trúng mình thì mình được
tiếng anh hùng, mà nếu đạn có trúng thì mình cũng được tiếng anh hùng luôn"!
Các loại pháo địch từ 122ly đến 130ly, chưa kể đến những loại cối 81ly và các loại súng đại bác không giật 75 ly và 90 ly dội hàng chục ngàn quả lên vị trí của quân ta. Quân Trung Đoàn 15 đánh lên An Lộc dọc theo QL13 từ Tân Khai tiến rất chậm vì đạn pháo giặc. Để tránh bị thiệt hại nặng, Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn đã lệnh cho binh sĩ mỗi người đào một hố nhỏ như những cái "miệng ve" để ẩn trú. Nếu pháo dội trúng cái "miệng ve" nào, thì chỉ một chiến sĩ ở chỗ đó bị tử thương mà thôi. Trong một khoảng chiến tuyến mỗi chiều bề dài 300 thước, có hàng mấy trăm cái hố nhỏ, mấy ngàn quả pháo của cộng quân dội xuống, tính trung bình mỗi mét vuông lãnh vài trái. Nếu tính theo lý thuyết toán học thì mỗi chiến sĩ Trung Đoàn "ăn" từ hai trái lấy lên, và như vậy toàn bộ trung đoàn coi như chết hết. Nhưng thật kỳ diệu, chiến thuật "cò ỉa miệng ve" của quân ta lại cứu sống hàng ngàn sinh mạng chiến sĩ. Dứt cơn pháo địch, chiến sĩ ta nhú đầu lên điểm danh quân số, thì thấy rằng, nhờ ơn trời, rất ít chiến thương. Tuy nhiên khi quân Trung Đoàn 15 tiến quân trên QL13 và giao chiến với quân địch, thì con số thương vong lên rất cao. Có nhiều đại đội trên 100 người, khi tàn cuộc chiến trở về Quân Khu IV chỉ còn khoảng ba chục chiến sĩ.
Ở phía Nam Tân Khai, Sư Đoàn 21 Bộ Binh cũng bị thiệt hại nặng vì pháo, nhiều sĩ quan
cao cấp bị tử thương. Trung Đoàn Trưởng của một trung đoàn là Trung Tá Nguyễn Viết
Cần và một vị Trung Tá Trung Đoàn Phó của một trung đoàn khác hy sinh vì pháo địch
quá ác liệt. Trung Tá Nguyễn Viết Cần chính là bào đệ của cố Trung Tướng Nguyễn Viết
Thanh. Ông xuất thân từ binh chủng Mũ Đỏ Nhảy Dù, con đường binh nghiệp đang có
nhiều triển vọng đi lên thì ông bị liên can trong vụ thuộc cấp ngộ sát hai Quân Cảnh Mỹ tại
Sài Gòn. Thiếu Tá Cần bị thuyên chuyển về SĐ 21 BB, ít lâu sau ông thăng Trung Tá và
nắm trung đoàn. Cuối cùng thì dòng họ Nguyễn Viết đã cống hiến cho đất nước đến hai
người con ưu tú. Theo lời kể lại của Đại Úy Tiến, một vị Tiểu Đoàn Phó của Trung Đoàn 15
Bộ Binh lên An Lộc tham chiến, thì Trung Tá Cẩn đã lệnh cho ông phải đứng lên điều
động binh sĩ giữa lúc đạn pháo giặc dội như bão xuống các vị trí Trung Đoàn. Tất cả các vị
chỉ huy cao cấp của Trung Đoàn đều phải nêu gương dũng cảm cho thuộc cấp và chiến sĩ,
để cùng xông lên giải cứu An Lộc. Vì những chiến công ngoài chiến trường, tính đến năm
1970 thì Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn là chiến sĩ được tưởng thưởng nhiều huy chương nhất của
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, với 78 chiếc của gồm 1 Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân
Chương, 25 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu, 45 Anh Dũng Bội Tinh với các loại
Ngôi Sao, 3 Chiến Thương Bội Tinh và 4 Huy Chương Hoa Kỳ.
Sau khi trở về từ An Lộc, Trung Đoàn 15 Bộ Binh còn tăng viện cho các trung đoàn bạn và
Sư Đoàn 7 Bộ Binh đánh những trận long trời ở miền biên giới Việt-Miên, các tỉnh bờ Bắc
sông Tiền Giang. Những tổn thất và vết thương còn chưa hồi phục từ chiến trường Miền
Đông, lại vỡ toác ra từng mảnh lớn khác. Nhưng có sá gì chuyện tử sinh, làm thân chiến sĩ
thì người lính của chúng ta chỉ biết tận lực hiến dâng xương máu cho nền tự do của tổ
quốc và cho niềm hạnh phúc của dân tộc. Một lần nữa, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn được trao cho
một chức vụ trọng yếu và hết sức khó khăn, khó có ai đảm đương nổi. Ông sẽ đi trấn
nhậm tỉnh Chương Thiện, một tỉnh có địa hình phức tạp nhất vùng đồng lầy Miền Tây, với
cái gai nhọn nhức nhối mật khu U Minh Thượng trong lãnh thổ, từ đó quân Bắc Việt và Việt
Cộng phóng ra những cuộc đánh phá lớn, uy hiếp các quận xã hẻo lánh. Chọn Đại Tá
Cẩn về trấn giữ tỉnh Chương Thiện, vị Tư Lệnh Quân Đoàn IV biết chắc Đại Tá Cẩn cùng
với lực lượng Địa Phương Quân-Nghĩa Quân thiện chiến của ông sẽ ít nhất hóa giải được
áp lực giặc, không cho chúng tiến xuống Cần Thơ. Giữ vững được Chương Thiện tức là
bảo đảm an toàn cho lãnh thổ Quân Khu IV ở bờ Nam sông Hậu Giang.
Trong thời gian Đại Tá Cẩn làm tỉnh trưởng Chương Thiện, nhiều huyền thoại khác về ông
đã được kể lại. Đại Tá Cẩn chẳng những là một nhà quân sự xuất chúng, mà còn là một
nhà cai trị và bình định tài ba. Một ngày trước khi ông nhận bàn giao tỉnh Chương Thiện,
Đại Tá Cẩn đã ăn mặc thường phục, giả dạng thường dân đi thanh tra ngầm một vòng tỉnh
lỵ Vị Thanh. Ông vào các sòng bài, những nơi nhận tiền đánh số đề và những ổ điếm
quan sát.
Ngày hôm sau, khi đã chính thức là vị Tỉnh Trưởng Chương Thiện, Đại Tá Cẩn cho gọi
người Thiếu Tá Trưởng Ty Cảnh Sát tỉnh đến cật vấn nghiêm khắc về những tệ đoan xã
hội trong tỉnh, rồi lập tức cách chức ông này. Thay vào đó là Trung Tá Đường, một vị sĩ
quan mẫn cán và tài năng. Trung Tá Đường là cánh tay mặt vững chãi của Đại Tá trong
lĩnh vực bình định, xã hội và truy bắt bọn Việt Cộng hoạt động dầy đặc trong tỉnh. Bọn
cộng phỉ rất căm thù Trung Tá Đường, đến nỗi sau ngày 30.4.1975, chúng bắt được Trung
Tá Đường, chỉ giam giữ ông một thời gian ngắn rồi đem ông ra xử bắn tại Vị Thanh. Cùng
đền ơn tổ quốc với Trung Tá Đường còn có Đại Úy Bé, Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Thám
Báo Tỉnh. Đại Úy Bé đã làm điêu đứng bọn giặc cộng, với những chiến sĩ Thám Báo nhảy
sâu vào hậu cứ địch báo cáo tin tức, địch tình, cũng như tọa độ trú quân để Không Quân,
Pháo Binh dội những cơn bão lửa lên đầu chúng. Trung Tá Đường và Đại Úy Bé bị giặc
tàn nhẫn bắn chết tại chân cầu dẫn vào thành phố Vị Thanh.
Có một ông Quận Trưởng nọ, muốn cho chi khu của mình được an toàn tối đa, chiều nào
cũng xin Pháo Binh tiểu khu yểm trợ hỏa lực, nại lý do Việt Cộng pháo kích hay tấn công.
Đại Tá Cẩn thỏa mãn tối đa và được báo cáo là quận bị thiệt hại một kho xăng và kho
lương thực. Đại Tá tin thật, ông lệnh cho sĩ quan Trưởng Phòng 3 chuẩn bị xe Jeep đi
xuống quận. Buổi chiều chạng vạng trên những con đường đất hoang vắng rợn người ở
vùng quê Chương Thiện mà vị Tỉnh Trưởng trẻ của chúng ta dám đi xe Jeep cùng với một
vài người lính, chỉ có những chiến binh dũng cảm như Đại Tá Cẩn mới làm được. Ông
Quận Trưởng đang nằm trên võng rung đùi uống Martell hoảng kinh ngồi bật dậy mặt mũi
tái xanh đứng nghiêm chào vị Tỉnh Trưởng đầy huyền thoại. Đại Tá Cẩn đi thẳng xuống
Trung Tâm Hành Quân của Chi Khu xem bản đồ và ra lệnh cho ông Quận: "Tôi muốn
những ấp loại C sau ba tháng được nâng lên loại B. Những ấp loại B sau ba tháng phải
được nâng lên loại A". Ngài Quận Trưởng tạm ngưng uống rượu và làm việc trối chết. Đại
Tá Cẩn không trừng trị tội xao nhãng nhiệm vụ của ông Quận, nhưng cung cách độ lượng
và cương quyết của Đại Tá Cẩn giống như lưỡi gươm trừng phạt treo đung đưa trên đầu.
Đúng ba tháng sau, nhận được báo cáo khả quan của vị Quận Trưởng, Đại Tá Cẩn lại
xuống quận ngủ đêm, sau khi đã trân trọng gắn lon mới tưởng thưởng cho ông này. Nếu
tất cả 44 tỉnh của Việt Nam Cộng Hòa đều có những vị Tỉnh Trưởng can đảm, mẫn cán và
tài ba như Đại Tá Cẩn, làm sao giang sơn hoa gấm của tổ tiên của chúng ta có thể lọt vào
tay bọn cộng nô tay sai Nga Tàu dễ dàng như vậy được. Chúng ta cũng được biết rằng,
Đại Tá Cẩn là vị Tỉnh Trưởng trẻ tuổi nhất của Việt Nam Cộng Hòa. Ông nhận chức vụ này
hồi năm 1973, lúc ông mới có 35 tuổi.
Những đóng góp và hy sinh của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn lớn lao và nhiều không sao có thể
kể được hết, suốt một đời người đã tận tụy với nước non, danh tiếng lừng lẫy và nắm giữ
những chức vụ khó khăn, mà người vẫn khiêm nhường hết mực, giữ cuộc sống trong
sáng và thanh liêm, tâm tư lúc nào cũng hướng về những thế hệ đàn em. Một người bạn
cũ trong một dịp gặp lại Đại Tá Cẩn ở Cần Thơ vào mùa hè 1974, đã hỏi ông: "Anh từng là
Trung Đoàn Trưởng, hiện làm Tỉnh Trưởng, anh có nghĩ rằng sau này sẽ làm Tư Lệnh sư
đoàn không"? Con người danh tiếng lừng lẫy trên các chiến trường đã khiêm tốn trả lời:
"Tôi lặn lội suốt mười bốn năm qua gối chưa mỏi, nhưng kiến thức có hạn. Được chỉ huy
trung đoàn là cao rồi, mình phải biết liêm sỉ chớ, coi sư đoàn sao được. Làm Tỉnh Trưởng
bất quá một hai năm nữa rồi tôi phải ra đi, cho đàn em họ có chỗ tiến thân. Bấy giờ tôi xin
về coi Trường Thiếu Sinh Quân, hoặc coi các lớp huấn luyện Đại Đội Trưởng, Tiểu Đoàn
Trưởng, đem những kinh nghiệm thu nhặt được dạy đàn em. Tôi sẽ thuật trước sau hơn
ba trăm trận đánh mà tôi đã trải qua". Ôi cao cả biết ngần nào tấm chân tình với nước non
và với thế hệ chiến binh đàn em của người. Con người chân chính để lại cho hậu thế
những lời khí khái.
Cuối cùng thì cái ngày tang thương 30.4.1975 của đất nước cũng đến. Dân tộc Việt Nam
được chứng kiến những cái chết bi tráng hào hùng của những vị thần tướng nước Nam,
của những sĩ quan các cấp còn chưa được biết và nhắc nhở tới. Và của những người
chiến sĩ vô danh, một đời tận tụy vì nước non, những đôi vai nhỏ bé gánh vác cả một sức
nặng kinh khiếp của chiến tranh. Sinh mệnh của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn cũng bị cuốn theo
cơn lốc ai oán của vận mệnh đất nước. Chu vi phòng thủ của Tiểu Khu Chương Thiện co
cụm dần, quân giặc hung hăng đưa quân tràn vào vây chặt lấy bốn phía. Những chiến sĩ
Địa Phương Quân-Nghĩa Quân của Chương Thiện nghiến răng ghì chặt tay súng, quyết
một lòng liều sinh tử với vị chủ tướng anh hùng của mình. Đại Tá Cẩn nhớ lại lời đanh thép
của ông: "Chết thì chết chứ không lùi". Ông tự biết những khoảnh khắc của cuộc đời mình
cũng co ngắn lại dần theo với chu vi chiến tuyến. Ông nhớ lại những ngày sình lầy với Biệt
Động Quân, những ngày lên An Lộc với chiến sĩ Sư Đoàn 9 Bộ Binh đi trong cơn bão lửa
ngửa nghiêng, những lúc cùng chiến sĩ Sư Đoàn 21 Bộ Binh đi lùng giặc trong những
vùng rừng U Minh hoang dã, và những chuỗi ngày chung vai chiến đấu với chiến sĩ Địa
Phương Quân-Nghĩa Quân thân thiết và dũng mãnh của ông trên những cánh đồng
Chương Thiện hoang dã. Hơn ba trăm trận chiến đấu, nhưng chưa lần nào ông và chiến
sĩ của ông phải đương đầu với một cuộc chiến cuối cùng khó khăn đến như thế này.

Khoảng hơn 9 giờ tối ngày 30.4.1975, gần nửa ngày sau khi Tướng Dương Văn Minh đọc
lệnh cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng đầu hàng, Đại Tá Cẩn cố liên lạc về
Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV xin lệnh của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam. Người trả lời
ông lại là phu nhân Thiếu Tướng Lê Văn Hưng. Đại Tá Cẩn ngơ ngác không biết chuyện
hệ trọng nào mà đã đưa Bà Hưng lên văn phòng Bộ Tư Lệnh. Bà Hưng áp sát ống nghe
vào tai, bà nghe có nhiều tiếng súng lớn nhỏ nổ ầm ầm từ phía Đại Tá Cẩn. Như vậy là
Tiểu Khu Chương Thiện vẫn còn đang chiến đấu ác liệt và không tuân lệnh hàng cùa
tướng Minh. Trước đó, khoảng 8 G 45 phút tối 30.4.1975 Thiếu Tướng Lê Văn Hưng đã nổ
súng tử tiết, Thiếu Tướng Nam đang đi thăm chiến sĩ và thương bệnh binh lần cuối cùng
trong Quân Y Viện Phan Thanh Giản Cần Thơ, rồi người tự sát ngay trong đêm. Bà Thiếu
Tướng Hưng biết Đại Tá Cẩn kiên quyết chiến đấu đến cùng, thà chết không hàng, vì đó
là tính cách thiên bẩm của người chiến sĩ Hồ Ngọc Cẩn. Nếu có chết thì Đại Tá Cẩn phải
chết hào hùng, trong danh dự của một người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa công
chính. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn cùng các sĩ quan trong Ban Chỉ Huy Tiểu Khu và các chiến sĩ
Tiểu Khu Chương Thiện đã đánh một trận tuyệt vọng nhưng lừng lẫy nhất trong chiến sử
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đánh tới viên đạn và giọt máu cuối cùng và đành sa cơ
giữa vòng vây của bầy lang sói. Cuộc chiến đấu kéo dài đến 11 giờ trưa ngày 1.5.1975,
quân ta không còn gì để bắn nữa, Đại Tá Cẩn lệnh cho thuộc cấp buông súng. Khi những
người lính Cộng chỉa súng vào hầm chỉ huy Tiểu Khu Chương Thiện, Đại Tá Hồ Ngọc
Cẩn, vị Trung Úy tùy viên và các sĩ quan tham mưu, hạ sĩ quan và binh sĩ tùng sự đều có
mặt. Một viên chỉ huy Việt Cộng tên Năm Thanh hùng hổ chỉa khẩu K 54 vào đầu Đại Tá
Cẩn dữ dằn gằn giọng:"Anh Cẩn, tội anh đáng chết vì những gì anh đã gây ra cho chúng
tôi". Đại Tá Cẩn cười nhạt không trả lời.
Nhưng bọn cộng phỉ không giết ông ngay, chúng đã có kế hoạch làm nhục người anh
hùng sa cơ nhưng cứng cỏi của chúng ta. Các sĩ quan tham mưu được cho về nhà, nhưng
Đại Tá Cẩn thì không, địch áp giải ông sang giam trong Ty Cảnh Sát Chương Thiện. Vài
ngày sau, các sĩ quan Tiểu Khu Chương Thiện cũng bị gọi vào giam chung với Đại Tá
Cẩn. Để làm nhục và hành hạ tinh thần người dũng tướng nước Nam, giặc cho phá hủy
nhà cầu trong Ty Cảnh Sát và thay vào bằng một cái thùng nhựa. Mỗi buổi sáng, ngày nào
chúng cũng bắt Đại Tá Cẩn cùng một người nữa khiêng thùng phân đi đổ. Người ưu tiên
được làm nhục thứ hai là vị Phó Tỉnh Trưởng. Dù cho các sĩ quan của ta có đề nghị hãy để
cho mọi người làm công tác công bằng, nhưng bọn Cộng vẫn nhất quyết đày đọa Đại Tá
Cẩn. Người anh hùng của chúng ta chỉ mỉm cười, ung dung làm công việc của mình.
Chúa Jesus đã chẳng từng nói khi lên thập giá: "Lạy Cha ở trên trời, họ không biết việc họ
đang làm" đó sao. Bà Đại Tá Cẩn lo sợ bị cộng quân trả thù nên bà đã đem cậu con trai
duy nhất của ông bà là Hồ Huỳnh Nguyên, lúc ấy được 5 tuổi, về Cần Thơ ẩn náu và thay
đổi lý lịch nhiều lần. Nhớ thương chồng, nhiều lúc bà đã liều lĩnh choàng khăn che mặt
xuống Vị Thanh tìm đến Ty Cảnh Sát đứng bên này bờ con rạch nghẹn ngào nhìn vào
sang dãy tường rào kín bưng. Một vài sĩ quan ra xách nước trông thấy bà đã tìm cách dẫn
Đại Tá Cẩn ra. Những khoảnh khắc cuối cùng đẫm đầy nước mắt ấy sẽ theo ký ức của bà
Đại Tá Cẩn đến suốt khoảng đời còn lại của bà. Đầu năm 1979 bà Cẩn cùng bé Nguyên
liều chết vượt biển. Thượng Đế đã dang tay từ ái bảo vệ giọt máu duy nhất của Đại Tá
Cẩn. Bà Cẩn và bé Nguyên đến được đảo Bidong thuộc Mã Lai. Mười tháng sau hai mẹ
con bà Đại Tá Cẩn được phái đoàn phỏng vấn Mỹ cho định cư tại Hoa Kỳ theo dạng ưu
tiên có chồng và cha bị cộng sản bắn chết tại Việt Nam.
Bọn phỉ không giết Đại Tá Cẩn ngay, chúng muốn làm nhục người và làm nhục quân dân
Miền Tây. Bọn chúng sẽ thiết trí một pháp trường và dành cho người một cái chết thảm
khốc hơn. Đại Tá Cẩn không thể tử tiết, vì là con chiên ngoan đạo, luật Công Giáo không
cho phép con cái Chúa được tự tử. Đại Tá Cẩn thường cầu nguyện mỗi buổi sáng và thổ
lộ tâm tư với thuộc cấp trước khi ra trận: "Sống chết nằm trong tay Chúa". Vì vậy viên đạn
cuối cùng người bắn vào kẻ thù, để cho chúng biết rằng nước Nam không thiếu anh hùng.
Quân dân Miền Tây đã tiếc thương cái chết của hai vị thần tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê
Văn Hưng trong ngày u ám đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Giờ đây, cũng trong bầu
không khí ảm đạm đau buồn của ngày 14.8.1975, người dân thủ phủ Cần Thơ sẽ được
chứng kiến giây phút lìa đời cao cả của người anh hùng Hồ Ngọc Cẩn. Bọn sói lang đã áp
giải người từ Chương Thiện về Cần Thơ và cho bọn ngưu đầu đi phóng thanh loan báo
địa điểm, giờ phút hành hình người anh hùng cuối cùng của Quân Lực Việt Cộng Hòa.
Bọn tiểu nhân cuồng sát thay vì nghiêng mình kính phục khí phách của người đối địch, thì
chúng lại lấy lòng dạ của loài khỉ và loài quỷ để đòi máu của người phải chảy. Chúng
quyết tâm giết Đại Tá Cẩn để đánh đòn tâm lý phủ đầu lên những người yêu nước nào
còn dám tổ chức kháng cự lại bọn chúng. Thật đau đớn, trong khoảnh khắc cuối cùng
này, bà Đại Tá Cẩn và người con trai còn phải ẩn trốn một nơi kín đáo theo lời căn dặn
của Đại Tá Cẩn trước khi ông bị bắt, vì sợ bọn chúng bắt bớ tra tấn, nên bà không thể có
mặt để chứng kiến giây phút Đại Tá Cẩn đi vào lịch sử.
Đại Tá Cẩn bị giải lên chỗ hành hình, mấy tên khăn rằn hung hăng ghìm súng bao quanh
người chiến sĩ. Trước khi bắn người, tên chỉ huy cho phép người được nói. Đại Tá Cẩn
trong chiếc áo tù vẫn hiên ngang để lại cho lịch sử lời khẳng khái: "Tôi chỉ có một mình,
không mang vũ khí, tôi không đầu hàng, các ông cứ bắn tôi đi. Nhưng trước khi bắn tôi
xin được mặc quân phục và chào lá quốc kỳ của tôi lần cuối". Dĩ nhiên lời yêu cầu không
được thỏa mãn. Đại Tá Cẩn còn muốn nói thêm những lời trối trăn hào hùng nữa, nhưng
người đã bị mấy tên khăn rằn nón cối xông lên đè người xuống và bịt miệng lại. Tên chỉ
huy ra lệnh hành quyết người anh hùng. Điều duy nhất mà bọn chúng thỏa mãn cho
người là không bịt mắt, để người nhìn thẳng vào những họng súng thù, nhìn lần cuối quốc
dân đồng bào. Rồi người ngạo nghễ ra đi.
Cùng ngẩng cao đầu đi vào chiến sử Việt Nam với Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn tại sân vận động
Cần Thơ là người anh hùng Thiếu Tá Trịnh Tấn Tiếp, Quận Trưởng quận Kiến Thiện, bạn
đồng khóa với Đại Tá Cẩn. Thiếu Tá Tiếp đã cùng các chiến sĩ Địa Phương Quân Chi Khu
chiến đấu dũng cảm đến sáng ngày 1.5.1975 thì ông bị sa vào tay giặc. Thiếu Tá Tiếp là
một sĩ quan xuất sắc, trí dũng song toàn. Ông đã từng gây rất nhiều tổn thất nặng nề cho
quân địch, nhờ tổ chức thám sát chính xác, có lần ông đã gọi B 52 dội trúng một trung
đoàn cộng quân và hầu như xóa sổ trung đoàn này. Cộng quân ghi nhớ mối thù này,
người anh hùng của chúng ta sa vào chúng, thì chúng sẽ giết chết ông không thương tiếc.
Hai người anh hùng cuối cùng của miền Tây đã vĩnh viễn ra đi. Đất trời những ngày đầu
mùa mưa bỗng tối sầm lại.

Một nhân chứng đứng ở hàng đầu dân chúng kể lại rằng, trong những giây phút cuối
cùng, Đại Tá Cẩn đã dõng dạc hét lớn: "Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm! Đả Đảo Cộng
Sản"! Năm sáu tên bộ đội nhào vào tấn công như lũ lang sói, chúng la hét man rợ và đánh
đấm người anh hùng sa cơ tàn nhẫn.
Người phụ nữ nhân chứng nước mắt ràn rụa, bà nhắm nghiền mắt lại không dám nhìn.
Bà nghe trong cõi âm thanh rừng rú có nhiều tiếng súng nổ chát chúa. Khi bà mở mắt ra
thì thấy nhiều tên Việt Cộng quây quanh thi thể của Đại Tá Cẩn và khiêng đem đi.
Đúng ra, phải vinh danh Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn là Chuẩn Tướng Hồ Ngọc Cẩn, vì người đã
anh dũng chiến đấu trên chiến trường và vị quốc vong thân. Nhưng Tổng Thống Tổng Tư
Lệnh, Tổng Tham Mưu Trưởng đã bỏ chạy từ lâu, Tư Lệnh Quân Khu IV đã tử tiết, lấy ai
đủ tư cách trao gắn lon và truy thăng Chuẩn Tướng cho người. Anh linh của Đại Tá Hồ
Ngọc Cẩn đã thăng thiên. Tên tuổi của ông đã đi vào lịch sử đến ngàn đời sau. Xin người
hãy thương xót cho dân tộc và đất nước Việt Nam còn đang chìm đắm trong tối tăm và
gông xiềng cộng sản, xin hãy ban cho những người còn đang sống khắc khoải sức mạnh
và quyết tâm. Để cùng nhau đứng dậy lật đổ chúng, hất bọn chúng, tất cả bọn tự nhận là
con cháu loài vượn đó vào vực thẳm lạnh lẽo nhất của địa ngục.
Phạm Phong Dinh
Cố thanh minh về việc phải cởi quần mà chạy nhằm giấu đi cái hèn cái nhục họ lại càng làm lòi cái bản chất nô lệ ra . Cái bản chất nô lệ đã được Nguyễn Văn Thiệu tổng thống VNCH thừa nhận công khai rằng Mỹ cho bao nhiêu thì đánh bấy nhiêu.. Thế cho nên cái kết cục phải cởi quần chen nhau mà chạy chính là hệ quả của thân phận bầy tôi nô lệ.
ReplyDeleteTấm hình Cẩn bị xử bắn được phát tán rộng rãi trong cộng đồng cờ vàng nhưng không bao giờ ghi xuất xứ khiến nó trở thành một hình ảnh thực trong suy nghĩ của cộng đồng cờ vàng. Hơn nữa họ còn gắn vào mồm Hồ Ngọc cẩn những câu nói đầy khí khái cờ vàng làm cho tên tuổi của Cẩn trở thành anh hùng của VNCH.
“Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không hạ nhục các anh như các anh bôi lọ tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Các Anh Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Không cần phải bịt mắt.và hô to” Đả đảo cộng sản. Việt Nam Cộng Hòa muôn năm”
Moi những tướng lãnh tự tử ra rồi tô vẽ tôn làm anh hùng, thậm chí còn làm giả những tấm hình để gây xúc động, dân cờ vàng muốn cho mọi người thấy rằng cờ vàng cũng có lý tưởng như ai, cờ vàng cũng có người coi thường cái chết dám hy sinh cho cờ vàng.
Một “quốc gia” mà còn tiền thì đánh hết tiền thì chạy, một chính quyền mà Mỹ muốn chết là phải chết, Một chế độ mà tổng thống của nó có thể bị trừ khử bất cứ lúc nào nếu không làm hài lòng người Mỹ. Một quân đội mà chức tỉnh trưởng có thể mua được từ một người đàn bà, như thế mà dân cờ vàng cứ lấy đó làm khuôn mẫu để chiêu dụ người dân và rao giảng về tự do dân chủ mãi cho đến tận hôm nay.
Nếu muốn sử dụng từ “bức tử” cho nó đúng với thực tế thì phải nói rằng sức mạnh được hun đúc từ lòng yêu nước và khát khao độc lập của dân tộc ta đã bức tử cái chế độ nô lệ cờ vàng. Chính sức mạnh này đã buộc đế quốc Mỹ phải tháo chạy theo đúng nghĩa, giành lại nền độc lập cho đất nước, thống nhất được tổ quốc, nối liền bờ cõi VN, non sông của tổ tiên để lại mà dân cờ vàng luôn mong muốn nó chia cắt mãi mãi..