
Lần đầu tiên có một phim truyên dài Việt Nam, của một đạo diễn Việt Nam mang quốc tịch Việt Nam, được chọn vào một trong những chương trình chính thức của LHP Cannes. Mặc dù Bi, đừng sợ của Phan Đăng Di không tranh giải Cành Cọ vàng, điều đó không hề làm giảm đi giá trị của bộ phim, hay của sự kiện này.

1. Di là một người rất trầm lắng. Những lần tui gặp Di, Di rất là ít nói. Điều đó cũng thể hiện qua hình ảnh của Di trên báo chí. Di hầu như không có những xôn xao, những tuyên bố, chỉ âm thầm làm phim. Ngay cả khi phim ngắn của Di được chọn đi LHP Venice, và sau đó bị cấm đưa đi vì có "người nào đó" bảo phim bôi nhọ hình ảnh người thanh niên cao đẹp trí tuệ đạo đức sáng ngời Việt Nam vì trong phim đó có cô gái trẻ 20 tuổi làm gái điếm để có tiền đem về cho bà, rồi cũng mắng bà sa sả, thì Phan Đăng Di cũng chẳng lên mặt báo kể lể, phân bua hay phát biểu gì. Mà người xưa nói, "lù đù ôm lu mà chạy". Di thì không lù đù, nhưng cứ âm thầm mà làm phim, rồi phim ngắn thì được mời đi Venice, phim dài thì được mời đi Cannes, chưa tính tới kịch bản phim Di viết được đạo diễn Bùi Thạc Chuyên làm thành phim Chơi Vơi cũng được đi đủ các kiểu LHP thế giới.

2. Đạo diễn Lê Hoàng hồi phim Chơi Vơi ra mắt có phát biểu về phim này đại loại, kịch bản của Chơi Vơi viết cứ loạn xạ như thế thì ai viết cũng được. Tui ủng hộ chuyện anh Lê Hoàng làm phim giải trí, nhưng tui không có đồng ý với nhận xét của anh về kịch bản của Chơi Vơi. Mặc dù tui không hẳn là thích phim Chơi Vơi, chủ yếu do thị hiếu và cách suy nghĩ của mình không hợp với bộ phim, nhưng tui thấy đó là một phim đáng được trân trọng. Tui thích câu chuyện trong Chơi vơi, và cả những nhân vật của nó. Tui thích lối kể ra câu chuyện tưởng như chẳng có gì liên quan, các tuyến nhân vật cứ chằng chịt lên, nhưng thật ra mọi thứ đều có dắt nối với nhau. Đó là câu chuyện về những người đàn bà mạnh mẽ sống trong một xã hội của những người đàn ông yếu đuối và bất lực, một câu chuyện rất thời sự, rất hiện đại và rất Việt Nam mà khó tìm thấy trong nhiều tác phẩm điện ảnh trong nhiều năm trở lại đây.
3. Hình như đó là nỗi ám ảnh của Di, bởi Bi, Đừng sợ, Di cũng trở lại với câu chuyện đó, với một lăng kính khác. Đó là câu chuyện của ba người đàn ông, Bi, bố Bi và ông nội Bi, thể hiện cho ba thời điểm trong đời của một người đàn ông, và những phụ nữ xung quanh. Như Di giói thiệu về phim mình trong cuốn catalogue của các phim tranh giải Tuần phim Các nhà phê bình phim, "- Thật ra ba người đàn ông trong phim (Bi, bố Bi, ông nội Bi) chỉ là ba giai đoạn trong cuộc đời của một người đàn ông mà thôi. Một điểm chung của họ là từ bé tới lớn họ đều cần đàn bà. Họ được chăm sóc, vây bọc, yêu thương, rã rời bởi đàn bà, nhưng họ có hiểu đàn bà hay không lại là một câu hỏi khó trả lời.
Họ cũng có một điểm chung nữa: luôn có một cái gì đó muốn sở hữu và phải giấu giếm, ngây thơ như Bi là một quả dưa hấu nhỏ. Đơn giản như bố là một cô bồ và bí ẩn như ông nội là một quá khứ đóng kín bao nhiêu năm... Như vậy với những người đàn ông, sự sinh ra, trưởng thành và chết đi của họ phải chăng là sự gia tăng mức độ khó của những câu hỏi mà chưa hẳn họ đã có lời giải đáp."

4. Bài viết trên Tuổi Trẻ khá hay. Nhưng cùng lúc, nó cho thấy một khía cạnh khác về trang văn hóa nghệ thuật trên mặt báo Việt Nam: sự thiếu vắng của những người phỏng vấn giỏi để khai thác những vấn đề sâu sắc phía sau của những tác phẩm mà những người làm nghệ thuật ấp ủ. Có thể bởi trình độ phỏng vấn của người làm báo yếu kém - họ không biết phải hỏi gì, bởi không ít người trong số họ không có những nền tảng kiến thức để hiểu người đối diện và tác phẩm của họ. Họ chỉ loanh quanh hỏi những vấn đề bề mặt, những khía cạnh vu vơ, khai thác những câu chuyện đời tư tầm thường sáo rỗng. Cũng có thể bởi họ biết, công chúng cũng chẳng quan tâm, đám đông độc giả chỉ muốn biết liệu cô nàng này đã sửa mặt bao lần, cô ca sĩ kia đã ngủ với đại gia nào chưa, anh chàng diễn viên nọ có vấn đề giới tính hay không, hay cô ảo thuật gia kia đã làm gì mà biến ra một ngôi nhà dát vàng như thế. Sự hời hợt này dễ thấy nhất khi có những nghệ sĩ quốc tế đến Việt Nam, với những câu hỏi 30 năm chưa thay đổi, và câu trả lời đương nhiên đều na ná nhau... Bạn cảm thấy Việt Nam thế nào? Đẹp lắm! Bạn có tính quay lại Việt Nam không? Nếu có dịp. Bạn có định làm nghệ thuật ở Việt Nam không? Có thể! Ồ hay quá, nghệ sĩ quốc tế muốn làm việc ở Việt Nam và họ yêu Việt Nam, bởi đất nước chúng ta tuyệt vời!!! Mọi người vỗ tay hỉ hả, sung sướng, dù những nghệ sĩ kia chỉ đến Việt Nam mới một ngày, ngồi trong xe kín mít chạy thẳng từ phi trường đến nơi họp báo, và chẳng thấy ai quay trở lại!

5. Trở lại với sự kiện của Bi, đừng sợ. Sự thành công bước đầu của Bi, đừng sợ cho thấy tiềm lực 'phim độc lập' ở Việt Nam là có thật. Nó cũng cho thấy điện ảnh Việt Nam hôm nay đang nằm ở thời kỳ đầu của điện ảnh Hàn Quốc khi từ giã nền điện ảnh tuyên truyền và chuyển sang 'tư nhân hóa', 'thương mại hóa' rồi sau đó ra đời những tác phẩm điện ảnh độc lập gây tiếng vang trên thế giới cách đây khoảng 10 năm. Chính phủ Hàn Quốc đã từng đẩy mạnh việc thúc đẩy phát triển cả điện ảnh thương mại để kích thích điện ảnh nội địa, đồng thời tài trợ cho 10 dự án phim độc lập hàng năm nếu có những kịch bản xuất sắc để vẽ bản đồ điện ảnh Hàn Quốc trên bản đồ điện ảnh thế giới. Trong vài năm qua, điện ảnh Hàn Quốc yếu dần bởi không còn sự hỗ trợ của chính phủ - dự án hỗ trợ 10 phim độc lập đã bị dừng lại, viện phim Hàn Quốc (Korean Cinematheque) cũng bị đóng cửa, những đạo diễn lừng lẫy như Park Chan Wook, Boong Joon Ho bị ngừng việc giảng dạy trong trường đại học điện ảnh. (sẽ nói về vấn đề này sâu hơn nếu như có bạn nào quan tâm, còn giờ đang bận). Đây chính là thời cơ cho điện ảnh Việt Nam phất cờ lên. Đương nhiên, nếu nhà nước muốn điện ảnh của chúng ta phất cờ trước đã...
Phanxine’s world
Một số hình ảnh trong phim




Đạo diễn: Phan Đăng Di
Tác giả: Phan Đăng Di
Diễn viên chính: Trần Tiến, Phan Thành Minh, Kiều Trinh, Nguyễn Hà Phong, Hoa Thúy, Mai Châu
Nhà sản xuất: Acrobates Film, arte France Cinéma, Sudest-Dongnam, Vietnam Media Corp & Vietnam Studio, Vblock Media Joint Stock Company, TR9 Film
Thể loại: Tâm lý, Tình cảm, 18+
Thời lượng: 90 phút
IMDB rating: 7.1/10
Quốc gia sản xuất: Việt Nam, Pháp, Đức
Năm phát hành: 2010
MKV | 1.10 GB
Bi, Dung So!.mkv.001 (93.9 MB)
http://www.multiupload.com/BZXH75YC08
Bi, Dung So!.mkv.002 (93.9 MB)
http://www.multiupload.com/J9QVIE1CBF
Bi, Dung So!.mkv.003 (93.9 MB)
http://www.multiupload.com/IUT2OTAFRP
Bi, Dung So!.mkv.004 (93.9 MB)
http://www.multiupload.com/VFK6JDVT2F
Bi, Dung So!.mkv.005 (93.9 MB)
http://www.multiupload.com/03ILFUQZXY
Bi, Dung So!.mkv.006 (93.9 MB)
http://www.multiupload.com/Q2Y2K17E0M
Bi, Dung So!.mkv.007 (93.9 MB)
http://www.multiupload.com/8INPFCVCOR
Bi, Dung So!.mkv.008 (93.9 MB)
http://www.multiupload.com/UM5NL976VL
Bi, Dung So!.mkv.009 (93.9 MB)
http://www.multiupload.com/QOQGY5SGP6
Bi, Dung So!.mkv.010 (93.9 MB)
http://www.multiupload.com/CGWIE4YDD3
Bi, Dung So!.mkv.011 (93.9 MB)
http://www.multiupload.com/63VYI6UYRE
Bi, Dung So!.mkv.012 (93.9 MB)
http://www.multiupload.com/4J11Q2PL28
No comments:
Post a Comment