
LÁ THẮM CHỈ HỒNG 2
Nghệ sỹ: Vũ Luân - Quế Trân - Thy Trang - Hồng Tơ - Tiến Dũng - Bảo Trí - Hữu Tài - Hiếu Liêm - Kim Hồng - Lê Quốc Nam - Tấn Thuật
AVI | 1.22 GB
La Tham Chi Hong (Cai Luong).avi.001 (96.6 MB)
http://www.multiupload.com/5RUG6PQIOL
La Tham Chi Hong (Cai Luong).avi.002 (96.6 MB)
http://www.multiupload.com/XMU0Q4TSAP
La Tham Chi Hong (Cai Luong).avi.003 (96.6 MB)
http://www.multiupload.com/FV66I2YW9R
La Tham Chi Hong (Cai Luong).avi.004 (96.6 MB)
http://www.multiupload.com/A6T2N6NOP0
La Tham Chi Hong (Cai Luong).avi.005 (96.6 MB)
http://www.multiupload.com/NO5P45WIKA
La Tham Chi Hong (Cai Luong).avi.006 (96.6 MB)
http://www.multiupload.com/NGZ46I9TOE
La Tham Chi Hong (Cai Luong).avi.007 (96.6 MB)
http://www.multiupload.com/3OVPTB4KHJ
La Tham Chi Hong (Cai Luong).avi.008 (96.6 MB)
http://www.multiupload.com/AMJEUMQ6U2
La Tham Chi Hong (Cai Luong).avi.009 (96.6 MB)
http://www.multiupload.com/2VHKC7IXB7
La Tham Chi Hong (Cai Luong).avi.010 (96.6 MB)
http://www.multiupload.com/3CIEJXTDWL
La Tham Chi Hong (Cai Luong).avi.011 (96.6 MB)
http://www.multiupload.com/AMZJH8Q313
La Tham Chi Hong (Cai Luong).avi.012 (96.6 MB)
http://www.multiupload.com/61WL6OKE3Z
La Tham Chi Hong (Cai Luong).avi.013 (96.6 MB)
http://www.multiupload.com/NDXNN4T97C
-----------------------------------------------------------------------------------
Thành ngữ "lá thắm chỉ hồng " biểu thị cái duyên số tiền định của vợ chồng,là lời nói hộ tình yêu cho những lứa đôi.Thành ngữ này được hình thành từ sự giao kết giữa hai câu chuyện tình thuở xưa.
Lá thắm: Do chữ Hồng diệp. Vu Hựu, đời Đường, một hôm đi chơi, bắt được chiếc lá đỏ trôi trên ngòi nước từ cung vua chảy ra. Trên lá có đề một bài thơ, Vu Hựu bèn để lại hai câu thơ vào chiếc lá đỏ khác, rồi đem thả nơi đầu ngòi nước, cho trôi vào cung vua. Hàn thị, người cung nữ thả lá đỏ khi trước, lại bắt được lá đỏ của Vu Hựu. Về sau, nhờ dịp vua phóng thích cung nữ, Vu Hựu lấy được Hàn thị.Về sau,Vu Hựu thấy chiếc lá có bài thơ của mình trong hộp đồ trang sức của vợ.Ngay lập tức,chàng lấy chiếc lá thắm có bài thơ của người cung nữ đưa cho Hàn Thị xem.Hai vợ chồng hết sức ngạc nhiên trước sự ngẫu nhiên hiếm có này.Anh trai họ của Hàn Thị tổ chức tiệc rượu,ép Hàn Thị làm thơ tả lá thắm.Bài thơ được ứng tác rất nhanh:
Câu thơ tuyệt diêu theo dòng nước
Ôm hận mười năm ngỏ với ai.
Nay được vui vầy loan cánh phượng
Khen thay lá thắm mối manh tài.
Trong truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có câu:
Nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều,
Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang.
Thâm nghiêm kín cổng cao tường,
Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh.
Chỉ hồng: Do chữ xích thằng (sợi dây đỏ) theo sách Tục U quái lục: Vì Cố, người đời Đường, đi cầu hôn, vào nghỉ quán trọn, gặp một ông già ngồi dưới bóng trăng, mở cái túi vải, đang kiểm sổ sách. Vi Cố hỏi, ông già trả lời: Đây là sổ sách hôn nhân, và chiếc túi vải này dùng đựng những dây đỏ (xích thằng) dùng để buộc chân đôi vợ chồng.Cụ già phán với chàng rằng số chàng phải lấy một cô bé lúc này mới lên ba thường theo mẹ bán rau ở chợ.Sợi chỉ ấy đã buộc chân chàng với cô bé kia.Dù ghét bỏ ,xa cách nhau đên mấy cũng phải lấy nhau.
Về nhà ,chàng thuê người đi giết cô bé nhưng sự chẳng thành.
Về sau chàng lấy vợ,là con một ông quan trong triêu.Lấy vợ được mười năm,chàng mới nhận ra vợ mình là cô bé bán rau ngày xưâ và nay đã trở thành con nuôi của viên quan trong triều.Rõ là Vi Cố không thoát được sự ràng buộc chân của sợi chỉ hồng trong túi cụ già ngày xưa.
Do điển này mà có những danh từ: "chỉ hồng", "tơ hồng" để chỉ việc nhân duyên vợ chồng, và "Nguyệt lão" (ông già dưới trăng), "Trăng già", "ông Tơ", để chỉ người làm mối mai. Tục xưa: khi cưới vợ, thường làm lễ Tơ hồng, tức là tế ông Nguyệt lão xe dây đỏ đó.
Lá Thắm Chỉ Hồng
ReplyDeleteLúc tình đến độ, Kim Trọng ướm chuyện trăm năm. Thúy Kiều thỏ thẻ thưa:
Dẫu khi lá thắm chỉ hồng
Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.
Lá thắm, theo điển tích là thư từ qua lại của đôi lứa trong ngày con thơ . Nước Sở có thành Tây Độ Quan trấn thủ là Kiều Công Di có aí nữ là Kiều Nga, một giai nhân tuyệt sắc. Bấy giờ, tình hình trộm cướp như rươị dân tình không được an cư lạc nghiệp. Nội thành dành cho người quyền quí; ngoại thành cho thứ dân. Cửa thành luôn được canh phòng nghiêm ngặt, thường dân ra vào bị xét hỏi rất ngặt.
Giai nhân Kiều Loan đã thầm yêu trộm nhớ chàng nho sinh mạc rệp Kim Ngọc. Nhà chàng ở ngoại thành, nghèo rớt mồng tơi. Cậu học trò không dễ gì qua được cổng thành, nói chi đến chuyện lọt được nha môn để gặp gỡ người yêu. Bên này bên kia thành quách mà tưởng như núi non nghìn trùng. Không gặp nhau được, mỗi người chỉ biết nhìn giòng sông thở vắn than dài. Sông kia, mỗi ngày hai lần triều lên xuống, con nước từ ngoại thành đi vào rồi lại chảy rạ Theo triều lên xuống, đôi gái trai đã viết thơ trên lá, thả xuống sông, nhờ giòng nước mà trao đổi tâm tình cho thỏa nhớ thương. Giòng sông đã trở thành giòng lá thắm.
Những câu nói trong dân gian như lá thắm, tơ hồng vươn vấn hoặc nguyệt lão xe tơ đều lấy trong điển tích ông tơ bà nguyệt. Theo Thần tiên tuyện , thời Nguyên Hòa nhà Đường rất thái bình, có quan đại thần Chung Thôi rất giàu sang, thuộc vào hàng danh gia vọng tộc. Quý tử của Chung Thôi la Chung Hạo thông minh đĩnh ngộ; mới 12 tuổi đa ~ văn hay chữ tốt, quan lại trong triều ai cũng khen ; các vị có con gái đều mong muốn kết sui gia với Chung Thôi.
Ngoài thời gian vui thú cùng cầm kỳ thi họa, Chung Hạo cũng thường theo cha đi săn bắn. Một hôm đi săn, mải đuổi theo con thỏ, Chung Hạo lạc vaò rừng sâu, quanh co cả ngày không tìm được lối rạ Đêm xuống lạnh giữa rừng hoang, Hạo bắt đầu thấy sợ Dưới ánh trăng bỗng nghe tiếng suối róc rách. Chàng lần đến tìm nước uống. Bên bờ suối, trong hang đá, một bà lão đang ngồi xe chỉ, màu chỉ đỏ thắm. Chung Hạo khẽ bước lại gần, kính cẩn thưa:
- Tiểu nhân đi săn, bị lạc đường. Xin hỏi nơi đây là đâu, sao lão bà lại ngồi một mình xe chỉ đỏ
- Đây là động tiên. ta đang ngồi xe duyên cho những đôi tình yêu nhau dưới trần gian. Chỉ này là dây tơ hồng. Ta xe nhiều hay ít thì trai gái cũng theo đó mà thương yêu nhau nhiều hay ít. Ta muốn đôi trai gái nào nên vợchồng thì ắt chúng sẽ kết duyên, không xa lìa nhau được.
- Vậy thưa lão bà có thể cho tiểu nhân biết sau này sẽ được sánh duyên cùng ai ?.
Lão bà đưa mắt nhìn vào bên trong động. Ở đó có một ông lão đang cúi gầm trên một cuốn sách dày cộm.
- Kià là ông tợ Công tử muốn biết thì hỏi ông ấỵ
Ông lão hỏi tên tuổi Chung Hạo rồi lật từng trang sách ra tra cứu:
- Sau này công tử sẽ được xe duyên với Tố Lan, con gái một mụ ăn mày ở chợ Đông, gần kinh thành.
Laõ ông chưa dứt lời, Chung Hạo đã đùng đùng nổi giận. Đường đường là một quí tử của quan đại thần, tài nghệ, văn hay chữ tốt khó ai bì kịp mà sau này lại kết duyên cùng vơi con gái mụ ăn mày. Tức tối, chàng quay bước đi, không một lời chàọ Ông tơ vẫn chúi đầu trong sổ bộ, bà nguyệt vẫn bình thản xe xe chỉ hồng.
Chung Hạo chaỵ thụt mạng suốt đêm trong rừng sâụ May mắn, sáng sớm mai, gặp được quân lính triều đình đang tỏa đi tìm kiếm. Trở về dinh, sau ngày đó, chàng công tử đâm ra biến ăn lười nóị Lời tiên tri của ông tơ như cứ lởn vởn rít ra trong đầu. Đến một hôm, không không dìm được sự thôi thúc, Chung Hạo cùng một gia đồng tìm xuống chợ Đông. Vừa đến đầu chợ, đã gặp ngay một đứa bé gái chừng 9 tuổi mặt mày lem luốc, áo quần rách bươm, dắt theo một bà ăn xin mù lòa. Tên gia đồng dọ hỏi thì biết được tên của con bé là Tố Lan. Chung Hạo thất kinh, ù té chạy về dinh, tâm thần hoảng loạn. Không được, không thể nào, ta lại chịu khuất phục số mệnh, để làm chồng một con bé ăn mày bẩn thỉu như vậy được. Làm thế nào đâỵ Suy nghĩ cạn nước, chỉ còn cách làdiệt trừcái mầm định mệnh khắc nghiệt đó đi..
ReplyDeleteVới rắp tâm sẵn, một buổi sáng Chung Hao một mình tìm xuống chợ Đông. Anh ta đứng nấp sau một thân cây lớn. Cô bé dắt mẹ đi qua. Chàng ta cầm hòn đá, liệng ngay vào đầu con bé rồì ù chạỵ Sau đó, dò hỏi tin tức thì được biết con bé bị thương tích quá nặng, e không sống được; và rồi bà lão mù cũng không còn thấy ăn xin giữa chợ Đông nữa.
Bảy năm saụ Chung Hạo đã nên danh phận. Nghe tin thiên hạ bàn tán ở huyện Trúc Giang có con gái quan Thái úy nổi danh là một giai nhân sắc nước hương trời, tên là Thảo Nương. Vương Tôn công tử gần xa, ngày đêm đến cầu thân, nhưng chưa ai được kén chọn. Chung Hạo tìm đến, thuê một phòng trọ trước phủ đường. Mới một lần tình cờ nhìn thấy Thảo Nương, Chung Hạo chao động cả lòng. Chàng vội quay trở về nhà, xin phụ thân Chung Thân tính đường mai mốị Hai gia đình là môn đăng hộ đối, nên việc kết hôn sớm viên thành . Đôi uyên ương nên vợ chồng yêu nhau mặn nồng.
Một hôm, Chung Hạo âu yếm gội đầu cho Thảo Nương. Thấy vợ mình có mộ t cái thẹo lớn đàng sau gáy, chàng hỏi:
- Vì sao có cái thẹo này ?
- Nguyên, thiếp là con một bà ăn mày mù ở chợ Đông. Lúc nhỏ, một hôm đang dắt mẹ đi ăn xin, không hiểu sao lại có một kẻ xấu cầm đá ném vào đầu. thiếp, thương tích nặng, tưởng đã lìa đời. May nhờbà con tận tình cứu chữa. Và sau đó, may mắn được quan Thái úy có lòng từ tâm, lại hiếm muộn , nên đem hai mẹ con thiếp' về nuôi dưỡng. Thiếp' được nghĩa phụ dạy dỗ, cho ăn học. Mẹ thiếp qua đời. Thiếp được giúp việc bút nghiên cho nghĩa phụ nơi công đường. Đã rất nhiều đám đến dạm hỏi, nhưng đều bị từ chối. Lạ thay, bên nhà chàng vưa ngỏ , thì dưỡng phụ bằng lòng ngay. Chúng ta đẹp duyên ngày nay chắc là có duyên nợ
- Không, Thảo Nương nàng ơị Nếu là định mệnh thì nàng phải là...
- Tố Lan. Tố Lan là tên của thiếp lúc còn bé. Sau khi được đưa về dinh, nghĩa phụ đã xin ý mẹ, đổi tên này.
Thiên Hạo đã tin hẳn duyên giai ngẫu là do thiên định. Chàng say đắm ngắm nhìn cái duyên số Tố Lan của mình và khẽ ngâm:
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng
(Có duyên ngàn dặm xa vẫn gặp
Không duyên tận mặt vẫn cách lòng)