Trong số 3 đoàn hát có tiếng tăm hiện nay là Phương Tường, Minh Dũng và Bảy Phụng thì 2 đoàn có vệ sĩ để bảo vệ ca sĩ lúc biểu diễn.
Đủ trò tấn công nghệ sĩ
Hầu hết các nữ ca sĩ, thậm chí nam ca sĩ, thừa nhận ít nhất vài lần trong những chuyến chạy sô tỉnh lẻ, họ đều bị khán giả lợi dụng quấy rối. Đằng Phương (quản lý ca sĩ Đông Nhi) kể lại không ít lần Đông Nhi bị khán giả lợi dụng tiếp cận xin chữ ký để sờ soạng. Ca sĩ Phạm Thanh Thảo kể rằng cô thích mặc váy ngắn và đây chính là cơ hội cho những kẻ háo sắc lợi dụng. Sau mỗi lần biểu diễn xong, khán giả thường ào đến vây quanh ca sĩ để xin chữ ký, xin hình (đối với người hâm mộ thực sự) và để sờ soạng (đối với những khán giả bệnh hoạn).
Nhớ lại lần đầu tiên gặp nạn, cảm giác thấy rõ bàn tay của ai đó cứ sờ soạng cơ thể mình, cô thấy ớn lạnh và chỉ biết khóc thét lên khi được giải vây. Đám đông bu quanh nên việc xác định đối tượng xấu xem chừng bất khả thi. Chính vì vậy, sau nhiều lần bàn bạc, cô quyết định mặc đồ kín đáo và cố tránh những khoảng thời gian chạm mặt trực tiếp người hâm mộ sau buổi diễn.
Ca sĩ Uyên Trang, một giọng ca đắt sô miền Tây, chia sẻ kinh nghiệm: “Đi hát tỉnh thời nay nên nói không với váy”. Thay vào đó, cô mặc quần jeans, áo sơ mi cho chắc ăn. Và tuyệt nhiên không nên đeo bất cứ loại nữ trang nào hay để bất kỳ thứ gì trong người (tiền, điện thoại). Kinh nghiệm xương máu này Uyên Trang có được sau nhiều lần cô trở thành nạn nhân của những hành vi sờ soạng của một vài khán giả vô ý thức.
Nhẹ hơn hành vi sờ soạng thân hình ca sĩ là những trường hợp nam khán giả lợi dụng thời điểm ở gần ca sĩ khi tặng hoa rồi bất ngờ hôn ca sĩ. Bảo Thy đã từng bị té sóng soài trên sân khấu vì né nụ hôn lợi dụng của một khán giả. Ca sĩ Thanh Thảo kể rằng không ít lần cô bị khán giả, cả nam lẫn nữ, cố tình ôm chặt không buông rồi “đè ra hôn”. Rút kinh nghiệm, những vũ công cũng cố tình đứng trước mặt để che chắn cho cô.
Không ít nam ca sĩ cũng rơi vào tình trạng “không nói nên lời” vì đang hát, bất ngờ có ai đó bóp mạnh vào vùng kín. “Nhiều khi đau điếng người, mặt cắt không ra máu mà vẫn phải hát cho hết bài” - Ca sĩ Lê Hiếu chia sẻ. Ca sĩ Cẩm Ly kể có lần biểu diễn ở huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre), chị gặp một tai nạn do khán giả cố tình bày ra mà đến giờ vẫn còn sợ. Khi chị đang biểu diễn hăng say trên sân khấu, bỗng dưng từ phía khán giả, một con rắn quăng lên trúng ngay người chị.
Nhìn thấy rắn, miệng chị á khẩu, chân cứng ngắc. Sau vài giây lấy lại hồn, thay vì hát, chị cứ nhảy choi choi trên sân khấu vì sợ rắn. Bực là trong khi chị sợ đến xanh mặt thì một nhóm khán giả ngồi dưới càng cười vang đắc ý. “Từ đó đến nay cũng 6, 7 năm rồi, tôi cự tuyệt những chương trình tổ chức theo kiểu hát chuồng gà. Khán giả miệt vườn có những người dễ thương nhưng cũng có những người chơi trò quái ác mà mình không thể tưởng tượng nổi”.
Tự cứu
Tuy vậy, danh hiệu khán giả chơi chiêu “độc” phải nhường cho một số khán giả quá khích ở Hải Phòng. Ca sĩ đang hát ở sân khấu, khán giả ngồi dưới đốt pháo ném lên. Dừng hát không được mà ngó lơ cũng không xong vì lượng pháo ném lên sân khấu ngày càng nhiều. Thế là ca sĩ tự ứng biến bằng cách nhảy chân sáo trên sân khấu mà người toát mồ hôi vì sợ. Trong khi đó, khán giả ngồi xem cười thích thú vì trò “vui” mà họ bày ra.
Theo ca sĩ Đông Nhi: “Trong những buổi diễn này, còn thường xuyên xảy ra chuyện khán giả say xỉn kiếm cớ gây sự với đoàn tùy tùng của ca sĩ, dù chẳng ai mắc lỗi hay làm gì phật ý họ cả. Cả đám người mang gậy gộc hung hăng nhảy lên xe và đập phá. Chúng tôi cũng không hiểu thế nào, chỉ biết bỏ chạy. Sau này, phát hiện những người đó muốn làm vậy để mua vui. Từ đó trở đi, chúng tôi phải có vệ sĩ đi theo cho yên tâm hơn”.
Những ca sĩ thường xuyên biểu diễn ở Tây Nguyên rỉ tai nhau câu chuyện nhất quyết không dừng xe dọc đường nếu đi biểu diễn ở Đắk Lắk. Chẳng là bất cứ xe ca sĩ nào khi đi qua đoạn đường vắng trên đường lên Đắk Lắk đều bị ném đá. Nhưng cho dù “có bị ném đá đến vỡ kính xe cũng không nên dừng lại. Bởi nếu dừng lại, lập tức bị trấn lột sạch”.
Việc đi hát mang vũ khí theo người là khó ai có thể chấp nhận, “làm nghệ thuật chứ có phải dân xã hội đen đâu” - nhạc sĩ Quang Huy nói. Còn theo Quang Trí, quản lý của ca sĩ Thủy Tiên: “Các ca sĩ hay những người quản lý của ca sĩ đã tự trang bị cho mình những chiếc roi điện để khi ai đó cố tình xáp vào với ý định xấu, chúng tôi dùng roi điện làm vũ khí để thoát thân”.
Dù những tai nạn trong lúc biểu diễn ở tỉnh là khá thường xuyên và ai cũng biết nhưng các ca sĩ phải tự tìm cách tránh hoặc phải tự đối mặt với nó. Việc thuê vệ sĩ không phải ai cũng có điều kiện. Trong khi đó, chính quyền địa phương cũng chưa thật sự quan tâm đến việc bảo vệ an toàn cho nghệ sĩ nên cách tốt nhất là có thân thì tự lo, tự cứu.
Đủ trò tấn công nghệ sĩ
Hầu hết các nữ ca sĩ, thậm chí nam ca sĩ, thừa nhận ít nhất vài lần trong những chuyến chạy sô tỉnh lẻ, họ đều bị khán giả lợi dụng quấy rối. Đằng Phương (quản lý ca sĩ Đông Nhi) kể lại không ít lần Đông Nhi bị khán giả lợi dụng tiếp cận xin chữ ký để sờ soạng. Ca sĩ Phạm Thanh Thảo kể rằng cô thích mặc váy ngắn và đây chính là cơ hội cho những kẻ háo sắc lợi dụng. Sau mỗi lần biểu diễn xong, khán giả thường ào đến vây quanh ca sĩ để xin chữ ký, xin hình (đối với người hâm mộ thực sự) và để sờ soạng (đối với những khán giả bệnh hoạn).
Theo Uyên Trang, đi hát tỉnh thời nay nên nói không với váy |
Nhớ lại lần đầu tiên gặp nạn, cảm giác thấy rõ bàn tay của ai đó cứ sờ soạng cơ thể mình, cô thấy ớn lạnh và chỉ biết khóc thét lên khi được giải vây. Đám đông bu quanh nên việc xác định đối tượng xấu xem chừng bất khả thi. Chính vì vậy, sau nhiều lần bàn bạc, cô quyết định mặc đồ kín đáo và cố tránh những khoảng thời gian chạm mặt trực tiếp người hâm mộ sau buổi diễn.
Ca sĩ Uyên Trang, một giọng ca đắt sô miền Tây, chia sẻ kinh nghiệm: “Đi hát tỉnh thời nay nên nói không với váy”. Thay vào đó, cô mặc quần jeans, áo sơ mi cho chắc ăn. Và tuyệt nhiên không nên đeo bất cứ loại nữ trang nào hay để bất kỳ thứ gì trong người (tiền, điện thoại). Kinh nghiệm xương máu này Uyên Trang có được sau nhiều lần cô trở thành nạn nhân của những hành vi sờ soạng của một vài khán giả vô ý thức.
Bảo Thy đã từng bị té sóng soài trên sân khấu vì né nụ hôn lợi dụng của một khán giả. |
Nhẹ hơn hành vi sờ soạng thân hình ca sĩ là những trường hợp nam khán giả lợi dụng thời điểm ở gần ca sĩ khi tặng hoa rồi bất ngờ hôn ca sĩ. Bảo Thy đã từng bị té sóng soài trên sân khấu vì né nụ hôn lợi dụng của một khán giả. Ca sĩ Thanh Thảo kể rằng không ít lần cô bị khán giả, cả nam lẫn nữ, cố tình ôm chặt không buông rồi “đè ra hôn”. Rút kinh nghiệm, những vũ công cũng cố tình đứng trước mặt để che chắn cho cô.
Lê Hiếu từng rơi vào tình trạng “không nói nên lời” |
Không ít nam ca sĩ cũng rơi vào tình trạng “không nói nên lời” vì đang hát, bất ngờ có ai đó bóp mạnh vào vùng kín. “Nhiều khi đau điếng người, mặt cắt không ra máu mà vẫn phải hát cho hết bài” - Ca sĩ Lê Hiếu chia sẻ. Ca sĩ Cẩm Ly kể có lần biểu diễn ở huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre), chị gặp một tai nạn do khán giả cố tình bày ra mà đến giờ vẫn còn sợ. Khi chị đang biểu diễn hăng say trên sân khấu, bỗng dưng từ phía khán giả, một con rắn quăng lên trúng ngay người chị.
Ca sĩ Cẩm Ly từng bị quăng rắn trúng người |
Nhìn thấy rắn, miệng chị á khẩu, chân cứng ngắc. Sau vài giây lấy lại hồn, thay vì hát, chị cứ nhảy choi choi trên sân khấu vì sợ rắn. Bực là trong khi chị sợ đến xanh mặt thì một nhóm khán giả ngồi dưới càng cười vang đắc ý. “Từ đó đến nay cũng 6, 7 năm rồi, tôi cự tuyệt những chương trình tổ chức theo kiểu hát chuồng gà. Khán giả miệt vườn có những người dễ thương nhưng cũng có những người chơi trò quái ác mà mình không thể tưởng tượng nổi”.
Tự cứu
Tuy vậy, danh hiệu khán giả chơi chiêu “độc” phải nhường cho một số khán giả quá khích ở Hải Phòng. Ca sĩ đang hát ở sân khấu, khán giả ngồi dưới đốt pháo ném lên. Dừng hát không được mà ngó lơ cũng không xong vì lượng pháo ném lên sân khấu ngày càng nhiều. Thế là ca sĩ tự ứng biến bằng cách nhảy chân sáo trên sân khấu mà người toát mồ hôi vì sợ. Trong khi đó, khán giả ngồi xem cười thích thú vì trò “vui” mà họ bày ra.
Theo ca sĩ Đông Nhi: “Trong những buổi diễn này, còn thường xuyên xảy ra chuyện khán giả say xỉn kiếm cớ gây sự với đoàn tùy tùng của ca sĩ, dù chẳng ai mắc lỗi hay làm gì phật ý họ cả. Cả đám người mang gậy gộc hung hăng nhảy lên xe và đập phá. Chúng tôi cũng không hiểu thế nào, chỉ biết bỏ chạy. Sau này, phát hiện những người đó muốn làm vậy để mua vui. Từ đó trở đi, chúng tôi phải có vệ sĩ đi theo cho yên tâm hơn”.
Trong những buổi diễn như vậy theo Đông Nhi còn thường xuyên xảy ra chuyện khán giả say xỉn kiếm cớ gây sự với đoàn tùy tùng của ca sĩ |
Những ca sĩ thường xuyên biểu diễn ở Tây Nguyên rỉ tai nhau câu chuyện nhất quyết không dừng xe dọc đường nếu đi biểu diễn ở Đắk Lắk. Chẳng là bất cứ xe ca sĩ nào khi đi qua đoạn đường vắng trên đường lên Đắk Lắk đều bị ném đá. Nhưng cho dù “có bị ném đá đến vỡ kính xe cũng không nên dừng lại. Bởi nếu dừng lại, lập tức bị trấn lột sạch”.
Việc đi hát mang vũ khí theo người là khó ai có thể chấp nhận, “làm nghệ thuật chứ có phải dân xã hội đen đâu” - nhạc sĩ Quang Huy nói. Còn theo Quang Trí, quản lý của ca sĩ Thủy Tiên: “Các ca sĩ hay những người quản lý của ca sĩ đã tự trang bị cho mình những chiếc roi điện để khi ai đó cố tình xáp vào với ý định xấu, chúng tôi dùng roi điện làm vũ khí để thoát thân”.
Dù những tai nạn trong lúc biểu diễn ở tỉnh là khá thường xuyên và ai cũng biết nhưng các ca sĩ phải tự tìm cách tránh hoặc phải tự đối mặt với nó. Việc thuê vệ sĩ không phải ai cũng có điều kiện. Trong khi đó, chính quyền địa phương cũng chưa thật sự quan tâm đến việc bảo vệ an toàn cho nghệ sĩ nên cách tốt nhất là có thân thì tự lo, tự cứu.
Theo THẾ GIỚI NGHỆ SĨ
No comments:
Post a Comment